PHÒNG GD&ĐT VĂN LÂM TRƯỜNG THCS CLC DƯƠNG PHÚC TƯ
Số: 227/KH-DPT
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Văn Lâm, ngày 10 tháng 11 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
Triển khai Phong trào thi đua đặc biệt “Toàn ngành Giáo dục
đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng
đại dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học”
Căn cứ Kế hoạch số 2027/KH-SGDĐT ngày 01/11/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên về triển khai Phong trào thi đua đặc biệt “Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học”;
Thực hiện Kế hoạch số 45/KH-PGDĐT ngày 05/11/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Văn Lâm về triển khai Phong trào thi đua đặc biệt “Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học”;
Căn cứ tình hình thực tế;
Theo đề nghị của bộ phận chuyên môn và thi đua khen thưởng của nhà trường,
Trường THCS Chất lượng cao Dương Phúc Tư xây dựng Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua đặc biệt “Toàn ngành Giáo dục đoàn kết kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học” với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát huy sức mạnh của toàn ngành Giáo dục để chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19, hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm học, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Quyết định số 2559/QĐ-BGDĐT ngày 06/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình hành động triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
- Đề cao tinh thần thi đua, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, phát huy sáng kiến huy động các nguồn lực, đề xuất các giải pháp để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và bảo đảm chương trình, mục tiêu giáo dục và đào tạo.
- Tổ chức phong trào thi đua với nội dung phù hợp, hình thức thiết thực, kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học, nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng vượt lên khó khăn để tham gia phòng, chống đại dịch COVID-19, đẩy mạnh cải cách hành chính và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
2. Yêu cầu
- Phong trào thi đua được quán triệt, tuyên truyền và triển khai sâu rộng tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường; xác định thành tích trong phong trào thi đua bằng chất lượng công việc, hiệu quả đạt được.
- Động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân tích cực tham gia thi đua nhằm thực hiện mục tiêu vừa chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp thích ứng an toàn với đại dịch theo từng cấp độ, vừa nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ năm học, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiển, gương người tốt, việc tốt, các mô hình tiêu biểu, các hoạt động đổi mới, sáng tạo trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, công tác cải cách hành chính và trong quản lý, giảng dạy, học tập trên phạm vi toàn trường.
II . NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Đối với nhà trường:
- Đề cao vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng và người đứng đầu cac sbộ phận trong công tác chỉ đạo thích ứng an toàn với đại dịch COVID-19 và thực hiện các nhiệm vụ được giao, bảo đảm an toàn cho học sinh và giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý, không để xảy ra tình trạng lây lan dịch bệnh trong nhà trường.
- Chủ động, sáng tạo xây dựng kế hoạch năm học và tổ chức triển khai hoạt động giáo dục an toàn, linh hoạt; quân tâm hỗ trợ, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ và kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc, nảy sinh trong quá trình thực hiện.
- Tập thể lãnh đạo nhà trường chủ động, sáng tạo xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp linh hoạt nhằm sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm học.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo, nhân viên để hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu chuyển trạng thái hoạt động theo từng cấp độ dịch. Căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn để quyết định tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh, tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp; trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến và qua video với nhiều hình thức, phương pháp sáng tạo, lôi cuốn, đem lại hứng thú cho học sinh, có hình thức thiết thực để hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, biểu dương kịp thời những tấm gương học sinh vượt khó, vươn lên trong học tập, rèn luyện.
- Phối hợp giữa gia đình và nhà trường chăm sóc, giáo dục học sinh bảo đảm an toàn, hiệu quả trong thời gian học trực tuyến, qua video, giao bài tự học.
- Động viên, khích lệ giáo viên, nhân viên, học sinh và các bậc phụ huynh nâng cao ý thức công dân, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và chung sức, đồng lòng hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, đẩy mạnh cải cách hành chính và trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo; chú trọng đề xuất khen thưởng người lao động trực tiếp theo quy định tại Hướng dẫn số 2611/HD- BTĐKT ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về việc khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua đặc biệt “ Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID- 9 ” .
2. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh
- Từng cá nhân thực hiện đồng bộ, đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết , Chỉ thị, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các yêu cầu của Bộ Y tế, chính quyền địa phương về công tác phòng, chống đại dịch COVID - 19; đồng thời đoàn kết, chung sức đồng lòng vượt qua các khó khăn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Từng cá nhân CBQL, giáo viên tích cực thi đua xây dựng hệ thống bài giảng chất lượng tốt, soạn các bài giảng video. kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo lập kho dữ liệu mở dùng chung toàn trường, tăng tính thích ứng, khả năng tự học và trải nghiệm đối với người học.
- Thi đua đổi mới, sáng tạo để có thêm nhiều công trình nghiên cứu, sản phẩm khoa học có giá trị thực tiễn tham gia vào hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Học sinh có ý thức chủ động, tích cực, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt khó vươn lên trong học tập, rèn luyện; có kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện vì cộng đồng.
III . TIÊU CHÍ THI ĐUA
- Nhà trường thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ phòng, chống và thích ứng với đại dịch COVID-19, bảo đảm an toàn trường học và hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo.
- Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong toàn trường thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Bộ Y tế và quy định của chính quyền địa phương về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19; đoàn kết, chung sức đồng lòng vượt qua các khó khăn để thực hiện nhiệm vụ được giao; phát huy trí tuệ, sáng tạo của toàn ngành cùng cả nước thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống đại dịch COVID-19; có nhiều đổi mới, sáng tạo, lập được thành tích xuất sắc, nổi trội trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh
- Học sinh thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Bộ Y tế, quy định của chính quyền địa phương và nhà trường về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19; tham gia có hiệu quả các hoạt động phòng, chống đại dịch COVID-19 phù hợp với điều kiện cá nhân; nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm, sáng tạ , khởi nghiệp .
- Ban giám hiệu, người đứng đầu nêu cao trách nhiệm nêu gương, tỉnh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, áp dụng linh hoạt, chủ động, sáng tạo, đồng bộ các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo và công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa bảo đảm thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong trường học vừa hoàn thành các mục tiêu giáo dục.
IV. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN VÀ THỦ TỤC, HỒ SƠ, THỜI GIAN KHEN THƯỞNG
1. Đối tượng khen thưởng
- Cá nhân trực tiếp tham gia phòng, chống đại dịch COVID-19 tại tuyến đầu chống dịch
- Tập thể, cá nhân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ công tác phòng, chống đại COVID- 9 và thực hiện xuất sắc các hoạt động giáo dục, đào tạo.
- Tập thể, cá nhân có ý tưởng mới, sáng tạo, tham gia tuyên truyền, cổ vũ, động viên, trợ giúp hiệu quả công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, đẩy mạnh cải cách hành chính và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục.
2. Hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng
a) Huân chương Lao động:
Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác phòng, chống đại dịch COVID- 9, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương, lan tỏa trong toàn quốc; hoặc có đóng góp lớn về vật chất, phương tiện, trang thiết bị cần thiết, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh và cứu chữa người bệnh, được cấp có thẩm quyền ghi nhận và đánh giá cao.
b) Huân chương Dũng cảm:
Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động dũng cảm xung phong vào những nơi nguy hiểm do dịch bệnh gây ra nhằm bảo vệ tính mạng của Nhân dân; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong phạm vi cấp bộ.
c) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:
Để tặng cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 hoặc có nhiều đóng góp về vật chất, phương tiện, trang thiết bị; có ý tưởng sáng tạo; tham gia tuyên truyền, cổ vũ góp phần tích cực vào công tác phòng , chống dịch , được nêu gương trong toàn ngành.
d) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo :
Để tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 và có nhiều đổi mới, sáng tạo, thành tích nổi trội trong công tác cải cách hành chính, giảng dạ , giáo dục học sinh hoặc có đóng góp về vật chất, trang thiết bị hỗ trợ hiệu quả cho ngành Giáo dục trong điều kiện dạy học trực tuyến, được Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận.
3. Thủ tục, hồ sơ khen thưởng
a ) Thủ tục:
Trên cơ sở đối tượng, tiêu chuẩn nêu trên, Ban TĐKT nhà trường xét chọn, đề nghị khen thưởng . Chú trọng khen thưởng các cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch, có sáng kiển đẩy mạnh cải cách hành chính và thực hiện nhiệm vụ giáo dục, có sức lan tỏa trong ngành
Việc đề nghị khen thưởng thực hiện theo trình tự , thủ tục đơn giản ( quy định tại Điều 55 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
b) Hồ sơ đề nghị khen thưởng:
Thực hiện theo thủ tục đơn giản gồm 03 bộ ( bản chính ), gồm có:
- Tờ trình đề nghị khen thưởng (kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng).
- Bản tóm tắt thành tích trong đó thể hiện rõ thành tích, cấp độ và phạm vi ảnh hưởng của thành tích đạt được.
4. Thời gian xét khen thưởng
- Xét dè nghị cấp trên khen thưởng vào dịp tổng kết năm học.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Nhà trường xây dựng Kế hoạch và phối hợp với công đoàn tổ chức triển khai thực hiện sâu rộng trong toàn thể CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Phong trào thi đua, lựa chọn cá nhân tiêu biểu, xuất sắc để đề nghị khen thưởng về Phòng Giáo dục và Đào tạo (qua Bộ phận thường trực Thi đua - Khen thưởng ).
- Cán bộ, gáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường nghiêm túc, chủ động, sáng tạo và linh hoạt thực hiện tốt kế hoạch trên.
Nơi nhận: - HĐTĐKT trường (để c/đ t/h); - BCH công đoàn (để p/h t/h) - CBGVNV toàn trường (để t/h); - Website trường; - Lưu: VT.
| HIỆU TRƯỞNG
Phạm Thanh Yên |