PHÒNG GD&ĐT VĂN LÂM TRƯỜNG THCS CLC DƯƠNG PHÚC TƯ
Số: 79/KH-DPT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Văn Lâm, ngày 14 tháng 4 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện Chương trình hành động về
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021
Căn cứ Chương trình hành động số 466/CTHĐ-SGDĐT ngày30/3/2021 cùa Sở GD&ĐT Hưng Yên về việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021;
Thực hiện Chương trình hành động số 01/ CTHĐ-PGDĐT ngày 05/4/2021 của phòng GD&ĐT Văn Lâm về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí của phòng GD&ĐT huyện Văn Lâm năm 2021;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường,
Trường THCS CLC Dương Phúc Tư xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu:
- Nhằm cụ thể hoá các văn bán quy phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của nhà nước và các văn bản quy định cúa các cấp, các ngành để triển khai thực hiện.
- Phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, tài sản, thời gian và nhân lực trong các lĩnh vực quản lý được giao trong sử dụng Ngân sách Nhà nước. Nâng cao ý thức trách nhiệm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và trong cuộc sống hằng ngày.
- Tạo chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường; đồng thời quán triệt đến CBGVNV nhận thức sâu sắc, có trách nhiệm cao hơn về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Yêu cầu:
- Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải thiết thực, có tính khả thi, sát với điều kiện thực tiễn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực; đồng thời phải đề ra các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể, rõ ràng nhằm tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thuộc phạm vi được điều chỉnh của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước; xác định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động phòng chống tham nhũng.
- Tổ chức tốt việc học tập quán triệt đầy đủ, kịp thời và thực hiện nghiêm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi với sự tham gia của tất cả viên chức và người lao động.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Quyết định số 2276/QĐ-TTg ngày 13/12/2020 của Thủ tướng Chính phù về việc ban hành Chương trình tổng thể cúa Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình của ủy ban nhân dân tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.
- Vận động đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhản viên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo vệ người cấp thông tin chống lãng phí. Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm công vụ; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực được giao
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao về phân cấp quản lý, tăng cường các hiện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục.
- Tiếp tục cải cách, đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính trong giáo dục, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân; nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó chú trọng việc thấm định, rà soát các văn bán quy phạm pháp luật quy định vê thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đề xuất bãi bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp. Đẩy mạnh việc công khai thông tin theo quy định.
- Thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác kiếm tra, tự kiểm tra. Thường xuyên triển khai công tác kiểm tra nội bộ: kiểm soát chặt chẽ và làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân gây thất thoát lâng phí.
3. Thực hành tiết kiệm, lãng phí trong sử dụng Ngân sách nhà nước
- Tiếp tục thực hiện công khai tài chính, hoạt động mua sắm, trang thiết bị tài sản nhằm phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn Luật trong tất cả các khâu; lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự đoán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước.
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước phải đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung, đối tượng và thời gian theo quy định; đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ, đảm bảo công bằng công khai, minh bạch. Việc lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao; đảm bảo chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; trong đó lưu ý: Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định; đẩy mạnh khoán chi hành chính. Tiết kiệm trong mua sắm và thực hiện đúng định mức sử dụng điện thoại và trang thiết bị làm việc theo quy định cua Thủ tướng Chính phủ.
- Việc thanh lý tài sản công phái được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh tình trạng đặc quyền, đặc lợi khi thanh lý tài sản công.
4. Tiết kiệm trong tổ chức hội nghị, hội thảo
- Nghiên cứu lồng ghép các nội dung hội nghị, rút ngắn thời gian hội nghị, hạn chế tổ chức chiêu đãi, tặng quà khi tổ chức hội nghị, không kết hợp tổ chức hội nghị với tham quan, nghi mát.
- Giảm tần suất và thắt chặt các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, công tác phí, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm; phấn đấu tiết kiệm 12% so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Tiết kiệm trong quản lý chương trình mục tiêu quốc gia:
Quản lý và sử dụng vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu theo đúng đối tượng, đảm bảo tiến độ, tiết kiệm, hiệu quả (nếu có).
6. Tiết kiệm trong quản lý, sử dụng tài sản công:
- Tiếp tục triển khai thực hiện theo đúng quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác hợp lý nguồn lực từ tài sản công.
- Đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà đất của đơn vị theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý các trụ sở, các cơ sở hoạt động sự nghiệp; kiên quyết thu hồi diện tích nhà, đất là trụ sở cũ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được đầu tư xây dựng trụ sở mới; quyết liệt thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
- Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tiếp tục thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung nhằm đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại phù hợp với yêu cầu, nội dung hoạt động và quá trình cải cách nền tài chính nhà nước, cải cách tài chính công. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện sửa chữa, mua sắm, thuê, thanh lý, bán, điều chuyển, tiêu hủy tài sản công tại cơ quan đơn vị. Xác định cụ thể từng đối tượng được trang bị tài sản; đồng thời xác định công năng sử dụng của tài sản để trang bị cho nhiều đối tượng dùng chung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế, tránh lãng phí trong việc trang bị, mua sắm tài sản.
- Nghiêm túc thực hiện việc quản lý, sử dụng, bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên theo vị trí việc làm đã được phê duyệt tại nhà trường.
- Đẩy mạnh thực hiện chú trương tinh giảm biên chế, tổ chức triển khai, quán triệt tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày ì7/4/2015 của Bộ Chính trị; Ọuyết định 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Nhà trường triển khai nghiên cứu, quán triệt, thực hiện các nội dung Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của phòng GD&ĐT Văn Lâm năm 2021.
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vê thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm theo đúng yêu cầu quy định của phòng GD&ĐT.
|
|